Tiền lương của "lao động đặc biệt" trong doanh nghiệp nhà nước

13/07/2025, 00:48
Doanh nghiệp nhà nước có sử dụng lao động là phi công, lao động công nghệ cao được phép xây dựng quỹ tiền lương riêng để trả cho nhóm lao động đặc biệt này theo giá thị trường.

Lâu nay, quy định khống chế mức hưởng tối đa của người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước khiến một số ngành khó cạnh tranh nhân lực với tư nhân.

Trong đó, câu chuyện so sánh mức lương của phi công người Việt Nam và phi công người nước ngoài, hay lương của phi công trong doanh nghiệp nhà nước với hãng bay tư nhân không còn mới. Dù làm cùng công việc nhưng thu nhập của phi công "nhà nước" thấp hơn nhiều hãng bay tư nhân. Điều này khiến Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) khó cạnh tranh tuyển dụng.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64 ngày 23/8/2023, quy định việc xác định nguồn tiền lương bổ sung cho phi công người Việt, giúp Vietnam Airlines duy trì được lợi thế, níu giữ lực lượng chất lượng cao ở lại doanh nghiệp.

Tiền lương bổ sung giúp cải thiện thu nhập của phi công tại doanh nghiệp nhà nước (Ảnh: Vietnam Airlines).

Hiện việc quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước của doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên được thực hiện theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP.

Theo đó, tiền lương, thù lao trả cho người lao động hợp đồng cho đến các vị trí chủ chốt như Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị... đều có khống chế mức hưởng tối đa.

Tuy nhiên, Nghị định số 44 đã có quy định cụ thể về việc trả lương theo giá thị trường cho lực lượng lao động công nghệ cao.

Lao động công nghệ cao áp dụng quy định này là người lái máy bay; người thuộc đối tượng nhân lực công nghệ cao quy định tại Luật Công nghệ cao liên quan đến năng lượng hydrogen; lao động thực hiện 99 công việc thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển; nhân lực công nghệ thông tin, công nghệ số tham gia phát triển sản phẩm bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số trọng điểm.

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 003/2025/TT-BNV hướng dẫn cụ thể cách xác định tiền lương cho nhóm lao động trên tại Điều 13.

Theo đó, doanh nghiệp sử dụng lao động công nghệ cao thấy cần có nguồn tiền lương riêng để trả lương tương xứng, thu hút người lao động thì được tính phần tiền lương của số lao động này. Phần tiền lương này  tách riêng so với quỹ tiền lương của người lao động và Ban điều hành doanh nghiệp.

Mức tiền lương để tính phần tiền lương của lao động công nghệ cao được căn cứ vào mặt bằng tiền lương của các chức danh tương đương trên thị trường.

Mức tiền lương cụ thể do doanh nghiệp xác định nhưng phải bảo đảm không làm giảm lợi nhuận so với lợi nhuận năm trước liền kề hoặc lợi nhuận bình quân.

Khi xác định phần tiền lương này, doanh nghiệp phải báo cáo để cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, chấp thuận trước khi thực hiện. Phần tiền lương này chỉ được sử dụng để trả cho lao động công nghệ cao theo quy chế trả lương của doanh nghiệp.

VTEC Software – Đối tác tin cậy trong số hóa tài liệu và chuyển đổi số toàn diện
VTEC Software cung cấp các dịch vụ chỉnh lý, số hóa tài liệu và giải pháp chuyển đổi số toàn diện nhằm hỗ trợ Bộ, Ban, Ngành, UBND các cấp và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, lưu trữ và vận hành hệ thống thông tin. Dịch vụ bao gồm:
- Số hóa tài liệu lưu trữ: chỉnh lý tài liệu, scan số hóa, nhận dạng OCR, tạo file PDF có thể tìm kiếm, ký số tài liệu, tạo lập cơ sở dữ liệu theo quy chuẩn lưu trữ nhà nước.
- Cung cấp phần mềm quản lý hồ sơ số (VTEC.DORIS): giúp quản lý, tra cứu, phân quyền và khai thác hồ sơ hiệu quả.
- Tư vấn các giải pháp chuyển đổi số: khảo sát hiện trạng – lập đề án – triển khai hệ thống chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị.
- Triển khai tích hợp CSDL và phần mềm nghiệp vụ: kết nối dữ liệu số hóa vào các phần mềm chuyên ngành như quản lý văn bản, quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý dự án...
VTEC cam kết bảo mật tuyệt đối, thực hiện đúng tiến độ, và đồng hành cùng tổ chức trong hành trình chuyển đổi số.
Liên hệ bộ phận bán hàng: 0974.095.866 - 0981.026.488